Cây cọ là gì? Công dụng của cây cọ có thể bạn chưa biết?

Cây Cọ là loại cây có hình dáng khá đặc trưng với dáng lá xòe xẻ tua rua khá độc đáo. Đây là loại cây có rất nhiều chức năng như lọc bụi, cây cảnh trang trí, xây dựng,… Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về những công dụng của cây cọ.Hãy cùng nhau tham khảo nhé!

Nguồn gốc, ý nghĩa cây cây cọ

Cây cọ có tên khoa học là Rhapis Excelsa, thuộc nhóm cây thân gỗ, họ cau với dáng thẳng. Do vẻ đẹp đặc biệt cùng tuổi thọ của cọ có thể lên đến 25 năm nên được nhiều người ưa thích.

Nguồn gốc, ý nghĩa cây cây cọ

Đặc điểm của cây cọ

Cây cọ có tên khoa học là Arecaceae thuộc họ cau, nằm trong nhóm cây thuộc thân gỗ, dáng nhỏ mọc thẳng, các nhánh lá mọc ra tứ phía từ thân đi lên nên sẽ xuất hiện các vết như vết cắt trên thân cây. Một số giống cọ nhỏ hơn thì có lá mọc từ dưới gốc đi lên và rụng dần theo thời gian.

Những cây cọ được trồng kiểng trong nhà sẽ được cắt tỉa gọn gàng và kích thước nhỏ hơn những cây trồng trong tự nhiên. Hiện có nhiều giống cọ được trồng để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ trang trí hay ứng dụng trong công nghiệp. Ví dụ những cây nhỏ hơn thường gọi là cọ lùn, được dùng làm trang trí còn những cây to hơn dùng để làm cây kiểng công trình.

cay-co
Cây Cọ

Cây cọ có kích thước trung bình từ 1 – 2m. Phát triển với bộ lá khá to, mọc từ cuống dầy và dài. Lá to ước lượng gấp hai lần bàn tay người lớn, đầu lá xòe xẻ tròn tua rua khá đẹp mắt. Hoặc nếu bạn chưa gặp cây cọ bao giờ thì có thể tưởng tượng lá như chiếc quạt tay lớn với những nếp lá như đường sóng chạy dài.

Các loại cây cọ thường gặp

Cây cọ ta

Thường được gọi là cây cọ lùn, loài này được trồng rộng rãi ở nước ta. Cây phát triển trong khí hậu nhiệt đới, sống gần sông, môi trường có đủ độ ẩm, nước và ánh sáng tốt. Cây cọ lùn được trồng trong nhà cũng có sức sống tốt, có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời đều được.

Cây cọ ta

Vẻ đẹp của cây được giới chơi cây cảnh nhận xét là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp hoài cổ pha lẫn với sự sang trọng. Vì thế mà cây rất hợp khi trang trí trong những công trình kiến trúc hiện đại. Lá xanh mướt, bóng đẹp lại càng là điểm nhấn khiến cho ngôi nhà trở nên sang trọng hơn. 

Cây cọ lá tre

Cây cọ lá tre có dáng nhỏ hơn, lá dài xẻ dọc hai bên tạo thành các lá nhỏ nhìn khá lạ mắt, có chiều dài khoảng 30 cm. Thân cây khẳng khiu nhưng dẻo dai. Dáng cây thon gọn, thích hợp đặt nhiều vị trí trong nhà hoặc văn phòng. 

Cây cọ lá tre

Cây được trồng nhiều ở những khu  đồ nội thất sơn mài để giúp hút các độc tố thoát ra từ các đồ vật này. Bởi cây được cho là có khả năng hút khí độc tốt trong các loài cây cọ. Cây không ưa nắng gắt nên tốt nhất nên đặt cây ở những nơi có bóng râm. 

Cây cọ mỹ

Cây có chiều cao ngất ngưởng lên tới 30m, là loài thuộc thân gỗ có nhiều gai nhỏ ở phần thân. Lá có hình quạt khổng lồ xẻ thành các nếp dạng răng cưa. Cây cũng được cho là dễ trồng và dễ chăm sóc, không cần tưới nước quá thường xuyên.

Cây cọ Mỹ

Dáng cây thẳng có nhiều vết cắt giống vết sẹo tạo nét độc lạ cho cây nên không cần cắt tỉa tạo kiểu. Trong phong thủy, cây có khả năng mang đến cho gia chủ sự may mắn, sinh tài giữ lộc. Trồng cây vớ quan niệm mang đến những nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ trong quá trình phát triển sự nghiệp.

Cây cọ nhật 

Cây cọ nhật

Với dáng người khẳng khiu, chiều cao có thể lên tới 1,8m. Thân cây có màu xám, toàn thân có những vết giống sẹo do lá rụng tạo thành các khủy khá đẹp mắt. Lá đẹp dáng xòe tròn có mép răng cưa. Dáng cây cao có lá xòe rộng tạo nét cuốn hút, sang trọng rất hợp trưng trong phòng khách.

>> XEM THÊM: Hàng Rào Tre – Những ưu và nhược điểm khi sử dụng hàng rào tre

Công dụng của cây cọ

– Làm cảnh, trang trí: Hiện nay, bạn có thể bắt gặp cây cọ xuất hiện ở nhiều nơi trong khuôn viên sống của mình. Cây có hình dáng vừa phải để làm cây mini trang trí và khá bắt mắt, cây thường được ưu ái đặt ngay cửa ra vào, cạnh bàn tiếp tân. Không những đem lại không gian xanh mát mà còn tạo sự khác biệt cho khuôn viên thêm phần sang trọng, thanh lịch.

Công dụng của cây cọ

Đó chính là khả năng lọc khí. Theo những nghiên cứu từ NASA, cây cọ được xếp vào top 3 cây cảnh có công dụng hấp thụ, loại bỏ  khí độc như formaldehyde ( chất khí thải ra từ các kim loại nặng) tồn tại trong không khí. Ngoài ra, toàn thân đa số là màu xanh nên khả năng quang hợp của cây khá tốt, tạo nhiều khí oxi cho con người, giúp không gian trở nên xanh hơn.

Công dụng của lá cọ còn dùng để lợp nhà, lợp quán cà phê, lợp chòi gió, làm chổi, làm quạt. Thân cây cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước, chõ đồ xôi. Búp cọ khâu nón, làm áo tơi, vặn thừng và đan làn xuất khẩu. Cuống cọ làm lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, mành cọ là một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng…

Các khu resort, khu nghỉ dưỡng, khu sinh thái, các khu câu cá giải trí… thường hay dùng mái Lá cọ nhằm tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ, thư giãn cho khách nghỉ ngơi, xả stress..

Vị trí trồng và Lợi ích Cây cọ

Cây cọ cảnh trong phong thủy có ý nghĩa sinh tài giữ của, thường được trồng chậu nhỏ xinh trang trí hiên nhà, cửa ra vào, cầu thang với mong muốn ăn nên làm ra.

Vị trí trồng và Lợi ích Cây cọ

Cọ cảnh với thân thẳng đứng vươn cao, đội những cái lọng xanh mượt mà có vẻ đẹp sang trọng, mướt mắt mang đến không gian tràn ngập sức sống nên được ưa chuộng trồng làm cây để bàn, cây thủy sinh nơi văn phòng, quầy lễ tân, thu ngân, bàn học, bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn… thích nghi tốt trong môi trường nhiệt độ thấp và thiếu sáng.

Cọ cảnh có tác dụng cải thiện chất lượng không khí nên trưng nơi có nhiều người qua lại, rộng rãi vừa thể hiện được vẻ đẹp khoáng đạt vừa đem đến không gian trong lành, tươi trẻ.

Cây cọ cảnh trồng chậu to có hình dáng bề thế, lạ mắt thích hợp trang trí cho các showroom, hội trường, vị trí trung tâm, nhà hàng, khách sạn rộng rãi.

Cọ cảnh trồng thành hành tạo ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ ai nhìn ngắm.

Cọ cảnh vừa chịu được nắng còn được trồng ở nhiều không gian ngoại thất: sân vườn,công viên, đường phố, cơ quan, công sở…

Cách trồng và chăm sóc cây cọ

Cây cọ được đánh giá là loại cây khá dễ tính nên có thể trồng trong nhà cũng như ngoài sân vườn đều được. Cây trồng trong nhà có thể để liên tục 4 tháng mới cần đen ra ngoài trời. Đây cũng được đánh giá là loại cây dễ sống và không cần quá nhiều công chăm sóc.

Cách trồng và chăm sóc cây cọ

Ánh sáng: Cọ nhật trồng trong nhà nên trưng nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40-50%, không trưng nơi quá tối. Nên đặt cây nơi gần cửa sổ, cửa kính,lối ra vào hoặc có đèn day-light để cây quang hợp và phát triển lâu bền. Nên để cây nơi có ánh sáng 2-3 giờ / ngày.

Nhiệt độ: cọ cảnh ưa mát, chịu nóng và rét kém,sống được trong môi trường điều hòa, nhiệt độ ưa thích khoảng 18-28oC.
Chọn chậu trồng cọ nhật: với hình dáng đặc biệt, độc đáo, bạn nên chọn chậu phù hợp với kích thước, kiểu dáng cây với chất liệu thông thoáng, khả năng thoát nước và tỏa nhiệt tốt, bền vững.

Đất trồng cọ cảnh trong nhà: Cọ cảnh thân gỗ ưa đất thịt, giàu mùn, hữu cơ, và thoát nước tốt. Nên thay 1/3 lượng đất để cải tạo kết cấu và thay chậu 3-4 năm/ lần.Khi trồng nhớ đặt sỏi hoặc viên gạch to chắn ở lỗ thoát nước làm chậu không bị vít lỗ và thoát nước tốt.

Tưới nước: Cọ nhật lá to và nhiều, nhu cầu nước lớn hơn một số cây trồng trong nhà khác, tuy nhiên cây trồng trong nhà nhu cầu nước không nhiều. Bạn nên tưới nước cho cây khoảng 3 lần/ tuần tùy điều kiện thời tiết. Tuy nhiên chỉ tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới nhiều làm rễ bị úng ngập , thối.

Trời nắng nóng quá có thể đặt cả chậu cây vào trong chậu nước to, khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra. Nếu thấy nước thừa nhiều thì nghiêng chậu để loại bỏ nước thừa.

Khi tưới nước cần cầm bình có vòi dài và hẹp để tưới đều và sâu gần gốc cây, tưới từ từ và đều đặn.
Hàng tuần nên lau lá cây khoảng 2 lần cả mặt trước và mặt sau để loại bỏ bụi bẩn, lá luôn sạch đẹp và trau đổi chất tốt.

Bón phân: Bón phân cho cây cọ nhật hàng tháng với phân nhả chậm bằng cách chọc mỗi lỗ giữa chậu và gốc, độ sâu khoảng 1cm, cho mỗi lỗ 5-7 hạt, mỗi lỗ cách nhau khoảng 5-7 cm, rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng thay đổi loại phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Phòng trị bệnh cho cọ nhật trong nhà: Cây cọ nhật trồng trong nhà ít bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu không may cây bị phấn trắng thì nên dùng khăn chấm cồn lau sạch, nếu bị sâu thì dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Nếu bệnh quá nặng thì phải mang cây ra ngoài trời để trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều loại thuốc sinh học có thể sử dụng cho cây cảnh trong nhà rất tốt.

Kỹ thuật lợp nhà bằng Lá Cọ

+ Lựa chọn lá và nguyên vật liệu: Lá Cọ dùng để lợp nhà nên chọn những loại lá già, có màu xanh thẫm, không bị sâu hay bị rách quá nhiều. Lá Cọ chất lượng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ, ngôi nhà của bạn sẽ bền hơn rất nhiều. Khung, cột nhà từ các vật liệu như tre, trúc…Rui, mè(thanh tre được chẻ dài 6-8m, dày 1cm và rộng 3-4cm) và lạt để buộc cố định khung nhà.

+ Làm khung nhà: Khung nhà được dựng cố định từ các cột gỗ hoặc tre, trúc. Xung quanh được gắn bằng các cây xà. Trên phần mái có bố trí kèo, đòn tay, rui, mè cố định thành các ô nhỏ…sao cho khoảng cách vừa đủ để lợp được Lá Cọ vững chắc.

+ Thực hiện: Trước khi lợp nhà cần thống nhất về khoảng cách. Nếu lợp dày thì mỗi tấm lá cách nhau 7-10cm, đầu các hàng lá cách nhau 20cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15-20cm, đầu các hàng lá cách nhau 35-40cm. Khoảng cách này gọi là li lá. Lợp dày gọi là lợp khít mắt. Khi đã thống nhất độ dày mỗi li lá thì người mỗi thợ có thể dùng lòng bàn tay của mình để đo khoảng cách các li lá sao cho các cỡ lá đều nhau. Với những người thợ lâu năm đã làm quen việc thì không cần đo khoảng cách.

Kỹ thuật lợp nhà bằng Lá Cọ

Người thợ chính đứng dưới đất sẽ điều chỉnh công việc và chỉ đạo chuyển vật liệu lên lợp mái cọ. Để mái nhà lợp lá cọ đẹp và chắc chắn thì sau mỗi hàng cọ lợp người ta nẹp thêm 1 cây mè đè lên trên và được cố định bằng lạt. Toàn bộ mái cọ sẽ được lợp theo thứ tự từ dưới lên trên cho đến khi hoàn thiện toàn bộ phần mái nhà.

Mái nhà lợp Lá cọ mang cảm giác hương đồng, gió nội, về với thiên nhiên giữa cuộc sống xô bồ, chật chội của đô thị là lý do gần đây nhiều người chọn cất nhà mái lá. Có sân vườn để xây một nhà Lá cọ để ngồi uống trà thư giãn cùng với gia đình và bạn bè vào các ngày cuối tuần thì tuyệt vời không gì sánh nổi.

Trên đây là bài viết về cây cọ mà bạn chưa biết do giamgiaxl.com đã tổng hợp được, hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về loại cây này và tìm được những ứng dụng phù hợp cho riêng mình. Đừng quên chia sẻ những hiểu biết của mình về cây cọ với chúng mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *