Cửa lưới chống muỗi tự động là loại cửa chống muỗi, chống côn trùng có giá khá rẻ so với các loại cửa khác. Cửa đặc biệt thích hợp sử dụng cho cửa sổ với kết cấu tự cuốn/kéo thông minh & hoàn toàn không cản ánh sáng tự nhiên. So với những cách bảo vệ sức khỏe thông thường khỏi côn trùng, muỗi gây hại thì sử dụng cửa lưới chống muỗi là giải pháp tối ưu, thông minh & hiện đại ngày nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về loại cửa lưới chống muỗi thông minh qua bài viết dưới đây nhé!
Cửa lưới chống muỗi tự động là gì?
Cửa lưới chống muỗi tự động là loại cửa có thiết kế kéo lên kéo xuống dễ dàng nhờ bộ motor điều khiển tự động. chức năng chính của cửa này là chống muỗi, côn trùng, bảo vệ người dùng. Bên cạnh đó cửa lưới chống muỗi còn có thể thay đổi độ chiếu sáng, giúp căn phòng của bạn có độ sáng phù hợp hơn. Ngoài ra, khi không sử dụng có thể cuốn gọn lưới lên phía trên, công dụng ngăn không cho ruồi , muỗi, gián, các loại côn trùng truyền bệnh nguy hiểm và các tạp chất lạ xâm nhập vào trong nhà.

>>> XEM THÊM: Cửa lưới chống muỗi mở quay là gì? Cấu tạo, ưu điểm và lưu ý khi sử dụng
Cửa lưới chống muỗi tự cuốn có cấu tạo như thế nào?
Cửa cuốn được thiết kế phù hợp với nhiều loại không gian như: phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc,… Cấu tạo cửa lưới chống muỗi tự cuốn bao gồm: khung cửa cuốn, lưới sợi thủy tinh và hộp lô cuốn để chứa tấm lưới.
Khi đóng cửa lưới thì cửa đảm bảo che phủ kín cửa sổ, không để kẽ hở cho côn trùng bay vào. Khi mở cửa thì lớp lưới tự động cuộn lại vào trong hộp cuốn vô cùng thuận tiện.
Chi tiết cấu tạo cửa lưới chống muỗi tự cuốn:
Khung cửa
Bộ phận cửa lưới tự cuốn đầu tiên chính là phần khung. Phần khung được sản xuất từ chất liệu nhôm hợp kim được gia công định hình. Từ đó chất liệu nhôm trở nên bền bỉ, cứng và chống chịu được các tác động vật lý cũng như thời tiết.
Phần khung cửa là bộ phận quan trọng giúp giữ tấm lưới được căng, thẳng. Nó được thiết kế gồm 2 thanh kim loại trên dưới cùng 2 thanh ray 2 bên. Thanh ray 2 bên tùy từng sở thích mà được thiết kế phía trên dưới đối xứng hoặc chạy dọc 2 bên khung.
Những chất liệu kim loại thường tạo nên tĩnh điện và đôi khi gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Hiểu điều đó nên đã tiến hành sơn các lớp sơn tĩnh điện. Điều này tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Ngoài ra lớp sơn là loại sơn chất lượng cao thân thiện môi trường. Nó sẽ không gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.
Khung cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn có các màu:
- Khung cửa màu trắng thường.
- Khung cửa màu trắng đục.
- Khung cửa màu vân gỗ.
- Màu do khách hàng chọn lựa tuỳ vào nội thất.

Lưới chống muỗi
Với đặc thù lưới chống muỗi có thể cuốn tròn lại được. Chính vì vậy mà lưới chống muỗi sợi thuỷ tinh rất thích hợp cho loại cửa lưới này.
Loại lưới này ngoài việc sản xuất bằng sợi thuỷ tinh chất lượng. Nó còn được bọc một lớp PVC mềm dẻo vừa có tác dụng bảo vệ vừa tạo độ dẻo cần thiết cho việc cuộn lại.
Kích thước lưới được cắt hoàn toàn chính xác theo khung cửa. Không quá căng dễ dẫn đến rách lưới và cũng không quá trùng sẽ trông xấu. Lưới được cắt mép, bấm mép cẩn thận tránh trường hợp bị rách khi sử dụng. Tùy vào kích thước của cửa sổ mà tấm lưới sẽ có kích thước tương xứng.
Bởi lưới chống muỗi được thiết kế cho cửa lưới chống muỗi tự cuốn nên nguyên liệu chủ yếu là sợi thủy tinh tổng hợp. Loại lưới này phù hợp để chống muỗi, đảm bảo độ bền khi cuộn lại, kéo căng thường xuyên.
Hộp lô cuốn
Bộ phận quan trọng nhất tạo nên cái tên cho loại cửa lưới này chính là hộp lô cuốn. Đây là một bộ phận cửa lưới quạn trọng nhất của loại cửa này. Có tác dụng bảo vệ cho lớp lưới chống muỗi tốt nhất. Và nếu không có bộ phận này thì không thể gọi là cửa lưới tự cuốn chống muỗi được.
Hộp cuốn của cửa lưới chống muỗi chủ yếu được làm từ nhựa cứng. Bên trong có trục cuốn và lò xo để quá trình tự động cuốn lưới diễn ra thuận lợi hơn. Nó cũng chính là bộ phận bảo vệ lớp lưới khỏi tác động từ bên ngoài.
Thiết kế bao gồm:
- Hộp lô cuốn bao bọc bên ngoài.
- Trục quay với bộ khoá lưới để cuộn vào hộp.
- Vật tư cử lưới để lắp ráp hộp lô cuốn.
- Sơn tĩnh điện cho an toàn.
Các loại cửa lưới chống muỗi dạng cuốn
Hiện nay trên thị trường có hai loại cửa lưới chống muỗi dạng cuốn chính là: Cửa lưới chống muỗi dạng cuốn tự động và cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn dọc.
Cửa lưới chống muỗi dạng cuốn tự động
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại và tự động hóa thì không quá ngạc nhiên khi loại cửa chống muỗi dạng cuốn cũng có thể tự động hóa. Loại cửa chống muỗi dạng cuốn này có thể hoạt động nhờ bộ điều khiển từ xa điều khiển motor hoạt động cuốn lên hoặc thả xuống.

Đối với các cửa lưới dạng tự động nói chung thì thường có mức giá rất cao bởi giá moter chiếm từ 80% cánh cửa và độ bền của motor chưa có nghiên cứu thống kê cụ thể nên không đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài nên người tiêu dùng khi lựa chọn cửa lưới cũng không mặn mà với dạng cửa lưới này.
Cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn
Đối với loại cửa chống muỗi dạng tự cuốn hiện nay thường là cửa lưới chống muỗi tự cuốn dọc. Tức là, cửa khi mở sẽ được cuốn theo chiều dọc từ trên xuống dưới và khi đóng lại sẽ được cuốn theo chiều dọc từ dưới lên trên. Loại cửa này có cuốn lên thả xuống dễ dàng với một lực rất nhẹ và có thể tùy chỉnh độ hở của cửa nhờ khả năng kìm hãm của hộp cuốn.

Cửa lưới chống muỗi tự cuốn giá rẻ hơn rất nhiều so với cửa lưới chống muỗi cuốn tự động, ước tính rẻ hơn khoảng 80%. Mức chệnh lệch này nhiều cũng do phần motor trong cửa lưới dạng cuốn tự động. Do đó, người ta thường ưa chuộng sử dụng cửa lưới chống muỗi tự cuốn dọc thay vì sử dụng cửa lưới dạng cuốn tự động.
Ưu điểm của cửa lưới chống muỗi tự động
Ưu điểm
- Khả năng chống muỗi cao với lớp lưới dày. Ngăn ngừa được nhiều côn trùng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người khác như: gián, kiến, ruồi,…
- Dễ sử dụng, an toàn cho sức khỏe.
- Về mặt thẩm mỹ, cửa lưới chống muỗi tự cuốn có thiết kế tương đối bắt mắt, tính tiện dụng cao, ai cũng có thể sử dụng dễ dàng. Màu sắc của cửa cuốn có thể sơn tùy ý cho phù hợp với không gian các căn phòng.
- Tiết kiệm diện tích tối đa cho nhà bạn.
- Sợi thủy tinh tổng hợp giúp cho ánh sáng dễ dàng chiếu vào, không khí lưu thông không tạo cảm giác bí bách.
- Thiết kế kéo từ trên xuống hoặc từ trái sang phải thích hợp với nhiều loại cửa sổ, cửa chớp, cửa kính,…
- Giá thành của chiếc cửa lưới chống muỗi tương đối thấp, phù hợp với túi tiền của đa số khách hàng.
Nhược điểm
- Cửa lưới có một nhược điểm duy nhất là không sử dụng cho diện tích cửa sổ quá lớn. Với những cửa sổ lớn, việc lắp cửa lưới sẽ gây ra mất thẩm mỹ, tốn kém, khó vệ sinh.
- Với nhà cao tầng, thường xuyên có gió lớn bởi khung cố định không đảm bảo, dễ dẫn đến hư hỏng.
- Không thể sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh khi vệ sinh lớp lưới, nó dễ làm lớp sơn bị bong tróc và lưới khi bị tác động quá mạnh sẽ bị hỏng.
- Hộp lô cuốn muốn đảm bảo hoạt động trơn tru thì phải được kiểm tra thường xuyên để tra dầu theo định kỳ.
Công dụng cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn
Các loại cửa lưới đều có chung một công dụng chính là phòng chống côn trùng xâm nhập. Ngoài ra nó còn có công dụng tiếp theo chính là trang trí cho ngôi nhà thêm phần đẹp mắt. Và tuỳ vào loại cửa mà chúng ta có vị trí lắp đặt khác nhau.
-
- Lắp đặt cho cửa sổ văn phòng, công sở.
- Lắp đặt cho những khung cửa sổ trong phòng tắm.
- Lắp đặt cho cửa sổ phòng ngủ.
- Và còn nhiều vị trí thích hợp nhất.
Hướng dẫn lắp đặt cửa lưới chống muỗi tự động
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi dạng tự động có khó không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Để cửa lưới phát huy được tối ưu hiệu quả công dụng, trước tiên bạn cần lắp đặt đúng cách. Các bước lắp đặt cửa lưới chống muỗi dạng tự động như sau:
Hướng dẫn lắp đặt ngoài khung
Đối với việc lắp đặt ngoài khung cửa lưới chống muỗi dạng tự đọng có các bước như sau:
- Bước 1: Cố định khung cửa chắc chắn.
- Bước 2: Lắp ray lưới và phần bảo vệ lưới vào khung cửa nhôm đã được cố định trước đó.
Hướng dẫn lắp trong khung
Khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi dạng tự động, bạn cần lắp đặt phần khung trước. Lắp đặt phần khung bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Cố định khung cửa bằng 2 thanh chắn bằng nhôm ở bên trên và dưới. Khi cố định, bạn cần chú ý căn chỉnh vị trí đặt khung chính xác, thao tác nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Kiểm tra vị trí đặt cửa xem đúng hay chưa. Kéo tấm khung lưới qua lại vài lần để xem cửa có hoạt động bình thường hay không. Nếu tấm lưới hoạt động nhẹ nhàng, không gây tiếng kêu thì có thể tiến hành lắp đặt.
- Bước 3: Tiến hành cố định khung cửa bằng ốc vít. Lưu ý cần cố định đều vào bốn góc. Tùy thuộc vào kích thước khung cửa bạn nên chọn loại vít phù hợp, tránh tình trạng ốc quá nhỏ hoặc quá to.
- Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ khung cửa sau khi tiến hành lắp đặt. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở ra, đóng vào vài lần để xem khung có vấn đề gì không. Nếu có bạn cần khắc phục ngay còn nếu không thì hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng.
Tại sao nên lắp đặt cửa lưới chống muỗi tự động?
Muỗi là loài vật có xung quanh cuộc sống chúng ta, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Muỗi thường tập trung vào những nơi ẩm thấp như giường tủ, góc nhà, gầm giường,… Muỗi đốt sẽ gây ngứa, khó chịu, gây những bệnh về da.
Có nhiều cách thức ngăn chặn muỗi, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu, trong đó có việc lắp đặt cửa lưới chống muỗi. Cửa cuốn có thiết kế gọn nhẹ, có tính thẩm mỹ cao. Công dụng che chắn muỗi của dòng của này nhận được sự đánh giá cao của khách hàng. Đây là sản phẩm an toàn, được xem là giải pháp hoàn hảo cho mọi không gian thiết kế.
Lưu ý khi sử dụng cửa lưới chống muỗi tự động
Sản phẩm cửa lưới chống muỗi dạng tự động dễ sử dụng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Để cửa lưới đóng cả ngày là tốt nhất. Nếu không bạn có thể để cửa cuốn vào buổi sáng hoặc buổi tối.
- Nên lắp đặt cửa chống muỗi tự cuốn với các khung cửa sổ.
- Cần kiểm tra hộp cuốn và thanh ray chuyên dụng trước khi sử dụng của cuốn.Dùng hai tay kéo đều lưới xuống khi đóng cửa. Không nên cầm một đầu của tấm lưới bởi như vậy sẽ khiến cho tấm lưới bị
- lệch và dễ hỏng.
- Không nên tự ý tháo rời, dịch chuyển cửa lưới sang vị trí khác trong thời gian sử dụng. Bởi lẽ điều này sẽ làm cửa dễ hỏng, làm giảm độ bền của sản phẩm.
- Không nên tự ý tháo hộp cuốn, điều này sẽ gây nguy hiểm cho cả cửa cuốn và người sử dụng.

>>> XEM THÊM: Cửa lưới chống muỗi có ray là gì? Cấu tạo, ưu điểm và công dụng
Một số cách giữ độ bền cho cửa lưới chống muỗi tự động
Việc lắp đặt, quá trình sử dụng cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn ảnh hưởng lớn đến độ bền của sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, hãy lưu ý một số vấn đề như sau để giữ độ bền cho cửa:
- Sử dụng đúng cách, quá trình đóng mở nhẹ nhàng.
- Vệ sinh cửa thường xuyên, liên tục.
- Bảo dưỡng định kỳ, với các hoạt động chính như: kiểm tra độ chắc chắn của khung cửa, tình trạng lớp lưới và độ chắc chắn của ốc vít.
- Kiểm tra lớp sơn định kỳ để đảm bảo tính thẩm mĩ.
Trên đây là những chia sẻ của giamgiaxl.com về cửa lưới chống muỗi tự động sản phẩm cửa nhiều công dụng và an toàn. Bài viết hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích, từ đó có sự lựa chọn tốt nhất cho không gian gia đình.