Cây Sưa hay còn gọi trắc thối, huê mộc vàng hay trắc hoa trắng (có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae), thuộc gỗ nhóm IA, là một trong những loài gỗ quý hiếm ở nước ta. Đây là một loại gỗ cực kỳ quý giá và có giá trị rất lớn, giá trị thương phẩm của gỗ sưa đỏ luôn là một ẩn số. Tuy nhiên nhiều đại gia sẵn sàng trả tiền tỷ để được sở hữu cây gỗ sưa, loại cây “đắt hơn vàng”. Hãy cúng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để cùng nhau khám phá về loại gỗ này nhé!

Giới thiệu chung về gỗ sưa
Theo dữ liệu từ Trung tâm Dữ liệu thực vật Việt Nam, cây gỗ sưa thuộc chủng loại có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain. Cây gỗ sưa thường có màu nâu hoặc xám, chiều cao trung bình từ 20 – 30m, là cây thường xay (ít khi rụng lá). Tán lá sưa thưa, hoa sưa có màu trắng và mùi thơm, cành sưa non có lông mịn thưa. Sưa là cây ưa ánh sáng, độ ẩm cao, đất sâu dày. Cây sưa có thể được trồng làm cảnh quan đường phố.

Gỗ sưa là loại gỗ gì
Gỡ Sưa thường phát triển trong các khu rừng nhiệt đới
Trong tự nhiên, người ta thường tìm thấy cây sưa trong rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Sưa chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong cây gỗ sưa thì phần quý nhất đó là phần lõi trong, còn phần giác gỗ bên ngoài không có giá trị nhiều.
Đặc điểm về sinh thái ,phát triển của cây gỗ sưa

Cây gỗ sưa là loại thực vật ưa ánh sáng, tốc độ sinh trưởng trung bình, khi đạt độ tuổi 1-2 năm cây sẽ sinh trưởng rất nhanh, cành cây có thể vươn dài từ 4-5m, uốn cong. Tới độ tuổi 3-4 tuổi cây sẽ tự vươn thẳng đứng. Theo kinh nghiệm của người trồng sưa lâu năm thì cây nào càng cong thì khả năng sinh trưởng của cây đó càng mạnh.
Cây gỗ sưa ưa đất có độ sâu, dày và có độ ẩm cao. Trong tự nhiên cây sưa mọc chủ yếu trong các rừng nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa. Chính vì thế mà cây sưa có độ dẻo dai cao, chống chọi được mưa bão, gió giật, rất hiếm khi cành sưa bị gãy do gió bão, những cây sưa bị gió bão làm nghiêng thì một thời gian sau sẽ tự vươn lên thẳng đứng.
Phân bố: Tại Việt Nam cây sưa được trồng tại các tỉnh miền Bắc tổ Quốc như: Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang….Giống cây sưa có khả năng tái sinh từ hạt và chồi rất nhanh.
Phân loại gỗ sưa
Có hai loại gỗ sưa chính đã được các nhà khoa học phân loại đó là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ. Cây sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, khi đốt quả không có mùi. Tuy nhiên, gỗ sưa trắng không giá trị bằng gỗ sưa đỏ. Cây sưa đỏ trông gần giống cây sưa trắng nhưng quả thành từng chùm và đốt lên có mùi thối.
Chính vì vậy mà ở thời phong kiến, gỗ sưa đỏ được gọi là cây Trắc thối Giao Chỉ. Ngoài ra còn có một loại sưa nữa màu đen được gọi là tuyệt gỗ nhưng loại này cực kỳ hiếm thấy.
Cách phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng:
Có thể phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng qua hình thức bên ngoài của cây.
Thân cây sưa trắng có màu xanh, trơn nhẵn và không xù xì. Còn thân cây sưa đỏ thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc.
Cách phân biệt 2 loại gỗ sưa

Phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng qua thân cây
Về lá cây thì cây sưa đỏ có lá so le còn cây sưa trắng có lá đối xứng.
Phân biệt gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ qua lá
Phân biệt qua hoa. Hoa sưa trắng mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng còn hoa sưa đỏ cũng mọc thành chùm nhưng cánh nhỏ và có màu vàng nhạt.
Ngoài ra, còn một cách phân biệt rất đơn giản nữa như đã nói ở trên đó là phân biệt qua quả. Qủa sưa trắng là dạng quả thịt, không hạt, khi đốt lên không có mùi. Còn quả sưa đỏ thường có từ 1 – 2 hạt, đốt lên có mùi thối khó chịu. Mùi thối này chính là do hạt sưa đỏ tạo ra.
Ngoài ra, ở Tam Kỳ – Quảng Nam, có một loại cây cũng được người dân gọi là cây sưa. Tuy nhiên, thực chất đó không phải là cây gỗ sưa thuộc một loài trong chi Dalbergia. Cây sưa Quảng Nam được người dân ở đây gọi bằng nhiều tên khác nhau như sưa vườn, hương vườn, nhưng chính xác nhất thì phải gọi nó là cây hương vườn. Cây này cùng chi với giáng hương mắt chim và giáng hương quả to, đó chính là chi Pterocarpus. Một cây hương vườn trưởng thành chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng.
Chính vì cách gọi tên sai này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng có một loại gỗ sưa khác là gỗ sưa vàng.
Giá trị của gỗ sưa

Gỗ sưa có độ bền tốt nhất
Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.
Ngoài ra gỗ sưa còn có thể dùng làm đồ nội thất, vì gỗ sưa là loại gỗ cực kì giá trị phải những người cực kì có tiền mới có tiền sử dụng loại gỗ này. Các loại được sử dụng nhiều nhất như vòng gỗ, bàn ghế, tủ thờ,…
Có thể dùng gỗ sưa để ướp xác, trừ tà

Những thông tin về việc dùng gỗ sưa để ướp xác quý tộc, làm khí cụ trừ ma chưa được những công trình khai quật xác ướp chứng minh nhưng dư luận lại luôn có niềm tin đặc biệt về tính tâm linh của loại gỗ quý này.
Đây thực ra vẫn là một câu hỏi, nghi vấn còn bỏ ngỏ nhưng rõ ràng niềm tin về khả năng của gỗ sưa hút tà khí là rất lớn mới có thể khiến giá gỗ sưa trở nên đắt đỏ như vậy.
Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa bách bệnh
Những sách quý về y học cổ truyền của Trung Quốc như : Trung dược đại từ điển”, ” Bản thảo cương mục” có ghi gỗ sưa có tác dụng gì? Đặc biệt nhấn mạnh công dụng cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, hỗ trợ chữa bệnh tim, hoạt huyết trong cơ thể. Người Trung Quốc luôn tin rằng nếu dùng gỗ sưa để gối đầu thì giống như thuốc được truyền trực tiếp vào người vậy.
Để nhận biết một cách nhanh chóng thì chỉ những người làm trong nghề lâu năm mới nhận ra gỗ Sưa thông qua mùi hương đặc trưng. Cách nhận biết Gỗ Sưa theo kinh nghiệm dân gian thì chủ yếu dựa vào lõi. Lõi của cây Gỗ Sưa rất cứng, thông thường phải trên 10 năm tuổi, cây mới bắt đầu cho lõi.
Giá trị về mỹ nghệ, trang trí nội thất

Thời phong kiến xưa kia, vua chúa thường dùng gỗ sưa đỏ để làm đồ nội thất cao cấp dùng trong hoàng cung. Ngày nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm nội thất cao cấp ngày càng tăng, chính vì vậy mà các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ được chế tác từ gỗ sưa đỏ được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng.
Giá trị trong y dược
Theo một số sách cổ của Trung Quốc ghi lại rằng gỗ sưa đỏ có công dụng trong y dược như làm chất cầm máu, giảm đau, chống tăng huyết áp , các bệnh đường ruột , giúp nhuận khí, hỗ trợ chữa bệnh tim và giúp lưu thông khí huyết rất tốt.
Bột gỗ sưa có thể dùng để trị các bệnh ngoài da như bệnh chàm eczema. Trong thành phần bột gỗ sưa có một loại vật chất gọi là mộc dưỡng có tác dụng an thần và giúp con người tỉnh táo hơn, tái tạo các tế bào, làm giảm nguy cơ lão hóa của cơ thể, thậm chí nhiều người còn tin rằng gỗ sưa giúp phục hồi các chức năng của lục phủ ngũ tạng.
Nếu dùng bột gỗ sưa với dấm trắng rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng sẽ chữa trị dứt điểm được bệnh đau nhức xương khớp.
Bởi vậy mà khi tiếp xúc với gỗ sưa một thời gian thì khí sắc của con người cũng tốt dần lên, da dẻ hồng hào, căng tròn, đôi mắt cũng có hồn hơn, tai nghe rõ, xương chắc khỏe, trí nhớ minh mẫn, không có cảm giác sợ sệt.
Đặc biệt gỗ sưa càng để lâu càng đẹp, tác dụng càng tuyệt vời.
Nhưng lưu ý rằng: gỗ sưa chỉ được đề cập tới như một loại dược liệu khi được phối hợp với các loại dược liệu khác một cách hài hòa thì mới có tác dụng.
Giá trị về tâm linh
Những năm cuối thế kỷ 20, giá gỗ sưa đỏ tăng cao đột biến do người Trung Quốc truyền tai nhau rằng dùng gỗ sưa đỏ làm quan tài hoặc ướp xác sẽ giữ được lâu,xác không bị phân hủy, lại có tác dụng trừ tà ma và trấn yểm, giúp con người phòng tránh được một số bệnh.
Người Trung Quốc cổ xưa tin rằng gỗ Sưa đỏ quý hiếm như một vật kết nối giữa thế giới hiện tại với những người đã khuất.
Giá trị về phong thủy
Gỗ sưa đỏ được dùng làm chất liệu để sản xuất ra các sản phẩm thờ cúng, tượng phật, thần tài, vòng đeo tay… Tất cả các sản phẩm đó đều toát ra vẻ đẹp diệu kỳ và mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Khi sử dụng các sản phẩm từ gỗ sưa đỏ sẽ giúp đem lại may mắn, xua tan những vận xui, tạo cảm giác an yên cho người sử dụng, đem lại tài lộc thịnh vượng.
Ngoài các giá trị trên của gỗ sưa thì có một vài giá trị tin đồn chưa có sự kiểm định như: Ép gỗ sưa lấy tinh dầu để làm nguyên liệu hay một loại chất xúc tác cho công nghệ vũ trụ, hạt nhân. Rồi nghiền thành bột trộn lẫn với ma túy mà không bị phát hiện…..
Trên đây là bài viết do giamgiaxl.com tổng hợp và gửi đến các bạn. Như vậy chúng tôi đã giới thiệu đến quý vị và các bạn những thông tin khái quát nhất về các loại gỗ sưa, gỗ sưa có mấy loại cũng như giá trị của gỗ sưa, vì sao gỗ sưa đỏ lại đắt như vậy. Hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích và cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo các bạn nhé!
- Nhà Sàn Là Gì? Đặc Điểm Và Cách Phân Loại Nhà Sàn
- [Góc tư vấn]- Nên chọn máy tính bảng giá rẻ nào phù hợp năm 2020
- Cửa lưới chống muỗi dạng cuốn là gì? Cấu tạo, cách lắp đặt và lưu ý khi sử dụng
- Gỗ xá xị – Đặc điểm, phân loại và những ứng dụng trong đời sống
- Giường Tre – Đặc điểm cấu tạo và ưu điểm nổi bật của giường tre